Bài 1:Cho 3,8 g hỗn hợp P gồm các kim loại:Mg,Al,Zn,Cu tác dụng hoàn toàn với ôxi dư thu được hỗn hợp chất rắn Q có khối lượng 5,24 gam.
Tính thể tích dung dịch HCl 1M cần dùng( tối thiểu ) để hoà tan hoàn toàn Q. (Đề thi HSG HĐ năm 2010)
Đs:0,18l
Bài 2:Cho 0,594 g hỗn hợp Na và Ba hoà tan hoàn toàn vào nước thu được dung dịch A và khí B.Trung hoà dung dịch A cần 100ml HCl.Cô cạn dung dịch muối sau phản ứng thu được 0,949 g muối.
a,Tính thể tích khí B(đktc),nồng độ mol của dd HCl.
b,Tính KL mỗi kim loại.
Đs:a,0,112lvà 0,1M b,mNa=0,046g,mBa =0,548g
Bài 3: Cho 10,52 g hỗn hợp 3 kim loại ở dạng bột Mg, Al, Cu tác dụng hoàn toàn với oxi, thu được 17,4 g hỗn hợp oxit. Hỏi để hoà tan vừa hết lượng hỗn hợp oxit đó cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HCl 1,25M
Bài 4:Hỗn hợp gồm 3 kim loại Cu,Fe,Mg nặng 20g được hoà tan hết bằng dung dịch H2SO4 loãng,thoát ra khí A, nhận được dung dịch B và chất rắn D.Thêm KOH dư vào dung dịch B rồi sục không khí để xảy ra hoàn toàn phản ứng: 4Fe(OH)2 +O2+2H2O 4Fe(OH)3.
Lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 24 gam.Chất rắn D cũng được nung trong không khí đến lượng không đổi cân nặng 5 gam.Tìm % khối lượng mỗi kim loại ban đầu.