†♂-♀-9/8 Forever-♀-♂†
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

†♂-♀-9/8 Forever-♀-♂†

Diễn đàn tập thể a8
 
Trang ChínhTrang Chính  ShareShare  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 'Thủ phạm' làm hại tư duy học sinh

Go down 
Tác giảThông điệp
sandorela
Demons
Demons
sandorela


Nữ
Aries
Rat
Tổng số bài gửi : 149
Join date : 21/07/2010
Age : 28

'Thủ phạm' làm hại tư duy học sinh  Empty
Bài gửiTiêu đề: 'Thủ phạm' làm hại tư duy học sinh    'Thủ phạm' làm hại tư duy học sinh  I_icon_minitime11/09/10, 09:07 pm

'Thủ phạm' làm hại tư duy học sinh  Tu_duy_hoc_sinh
Hiện nay đang tồn tại một nghịch lý trong nền giáo dục của chúng ta:trong khi xã hội ngày càng phát triển, điều kiện vật chất đầy đủ hơnthì dường như học sinh lười suy nghĩ hơn…

Sách tham khảo quá nhiều làm thui chột tư duy học sinh

Khoảng chục năm trở lại đây, các loại sách tham khảo dành cho đốitượng học sinh tràn ngập trên thị trường. Tâm lí phụ huynh nào cũngmuốn mua thêm cho con em mình một số loại sách tham khảo, ngoài bộ sáchgiáo khoa, để con em có điều kiện học tập tốt hơn. Bản thân, mỗi họcsinh cũng rất thích được sở hữu nhiều loại sách tham khảo hay, tốt hơnchúng bạn. Hơn nữa, chương trình mới, ngoài sách giáo khoa, mỗi bộ môncòn có thêm sách giải bài tập đi kèm, cũng do nhóm tác giả làm sáchgiáo khoa biên soạn. Dạng sách bài tập này vừa giải đáp các câu hỏitrong sách giáo khoa vừa có mở rộng, bổ sung thêm một số dạng bài tậpmới. Có thể nói, học sinh thời nay về vấn đề sách vở, tài liệu học tậpđã được các người lớn trang bị cho đến tận “răng”. Không đề cập đếnchất lượng sách tham khảo ở đây. Xét ở góc độ nào đó, sách tham khảocần thiết cho đối tượng học sinh. Nó bổ trợ kiến thức, củng cố, nângcao nhận thức, tư duy học tập bộ môn cho các em biết sử dụng sách thamkhảo. Không có các loại sách tham khảo, việc học tập, tiếp thu củanhiều em sẽ gặp khó khăn, trở ngại.

Nhưng tiếc rằng, trong thực tế, nhiều học sinh chưa biết học cái hay,cái bổ ích từ sách tham khảo, chỉ biết sao chép, sử dụng một cách máymóc. Tạo ra lối học lười nhác, ỷ lại vào sách tham khảo, rất lười suynghĩ, thiếu tinh thần cầu tiến, ham muốn học hỏi thấu đáo, sâu sắc, cóý thức phản biện, truy tìm đến ngọn nguồn.

Có em coi sách tham khảo như vật bảo bối, cứu cánh cho mình khi thầykiểm tra học bài, khi thi cử. Nhiều khi đủ đầy quá, dễ tạo nếp hư cốhữu cho con trẻ-khi nhận thức của chúng còn non nớt, đơn giản. Nói cáchkhác, học sinh của chúng ta đã bị tha hóa, bị lệ thuộc quá nhiều vàolời giải sẵn của sách tham khảo. Mọi sự can thiệp của thầy cô, phụhuynh đối với số đông là học sinh học yếu kém, trung bình về cách cácem, các con nên sử dụng sách tham khảo như thế này, như thế nọ, dườngnhư ít tác dụng dài lâu. Nói thì nghe đấy nhưng chỉ mang tính tạmthời, sau đó mọi chuyện vẫn cứ thế. Như vậy, cả rừng sách tham khảonhiều khi là “thủ phạm”, kẻ có tội trong việc làm thui chột tính chủđộng, tích cực học tập của học sinh.

Mọi nguời từng lo ngại về mặt trái, mặt tiêu cực của các loại sách thamkhảo, sách giải sẵn là hoàn toàn có cơ sở. Cái mất mát, xói mòn, vơicạn về tư duy, suy nghĩ độc lập, tự chủ của học sinh ta, do sách thamkhảo gây ra, lắm lúc còn lớn hơn, quan trọng hơn rất nhiều so vớichuyện chất lượng sách tham khảo hạn chế, về chuyện gây lãng phí tiềncủa Nhà nước và phụ huynh.


Dạy - học thêm tràn lan: khiến học sinh ít tự học


Nạn dạy-học tràn lên từng là vấn đề gây bức bối nhất. Bộ giáo dục đã cónhững nỗ lực nhất định để chỉnh đốn nó, như người dạy phải có giấyphép, chịu sự quản lí của nhà trường, địa phương, chỉ dạy học thêm chođối tượng khá, giởi, yếu kém... Nhưng các biện pháp hành chính đó vẫnchưa đủ sức mạnh, hiệu lực để ngăn cản làn sóng dạy học thêm diễn ratràn lan. Trừ học sinh có hoàn cảnh quá khó khăn, con em đồng bào dântộc ở vùng sâu sâu, vùng xa là không đi học thêm, còn mọi học sinh khácđều đi hết, từ lớp 1đến lớp 12, càng lên lớp cao, học càng nhiều. Đihọc thêm, học quanh năm. Học bù đầu, bù cổ. Dường như, phần đông họcsinh phổ thông Việt Nam không có khái niệm nghỉ hè theo đúng nghĩa.

Học thêm cũng là một phong trào giống như nhiều phong trào khác “ếchđua thì cóc cũng đua”, con họ đi học thêm thì con mình ngồi nhà sao yênđược? Dạy học thêm đủ kiểu: học trước chương trình, học củng cố kiếnthức, học nâng cao, học luyện thi... Không phủ nhận yếu tố tích cực củadạy học thêm. Nhờ có thầy cô giáo chỉ dạy mà nhiều em học hành có tiếnbộ, từ yếu vươn lên trung bình, từ chỗ kiến thức còn lõng lẻo thànhchắc chắn hơn. Song cũng cái “lợi bất cập hại” thấy khá rõ. Vì vùi đầuhọc ở trường, ở nhà các thầy, cho nên đa số học sinh bị đờ đẫn, bị “cụnon hóa” một cách toàn diện và trầm trọng.

Những tháng hè là tháng hồn nhiên, trong sáng, sôi nổi, khỏe khoắn củalứa tuổi học trò, vô tình hay hữu ý bị người lớn thi nhau đánh cắp đimất. Phần lớn dạy thêm là đi trước chương trình, thầy cô hóa giải, làmsẵn hết mọi bài tập, câu hỏi trong sách giáo khoa, ngồi dưới các em cónhiệm vụ ráng nghe và ráng ghi chép thật đầy vào vở. Mặt trái của nó,làm nhiều em đâm ra lười học, thụ động, chẳng cần suy nghĩ gì mấy, chođau đầu, nhọc tâm. Tưởng như biết hết, biết trước cả rồi, nên khi đếntrường, lớp, giờ học không còn cái háo hức, sôi nổi phát biểu bài, traođổi nhóm... vốn thường thấy trong lứa tuổi học sinh nữa. Chương trìnhmới mà không khí lớp học vẫn buồn hiu. Giáo viên cảm thấy nao lòng.Thực tế, đang nảy sinh một nghịch lý đáng buồn là, học sinh ta càng cónhiều sách tham khảo, càng đi học thêm nhiều ,thì chất lượng học tập,thi cử lại không khá lên mà càng sa sút đi. Kết quả, thi Tuyển sinh vào10, Tốt nghiệp THPT, Tuyển sinh đại học, cao đẳng vừa rồi là những minhchứng xác đáng. Tất nhiên, có nhiều nguyên do dẫn đến thực trạng ấy.Nhưng không thể không nói tới nguyên nhân dạy học thêm tràn lan đã đẩycác em đến chỗ bị bội thực kiến thức, đi học thì nhiều- tự học lại rấtít. Không còn "đủ sức" để đáp ứng các mùa thi. Đi học thêm nhiều, liêntục, hết cua này, tới cua khác, thì còn đâu thời gian để tự học ở nhà?

Tự học là vô cùng cần thiết và quan trọng, nó luôn được coi là chìakhóa của thành công. Chúng tôi đưa ra đây so một so sánh, giữa học sinhtỉnh Quảng Ngãi với học sinh tỉnh Bình Định, để chúng ta cùng suy ngẫm.Về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa giữa Bình Định và Quảng Ngãi làngang ngửa nhau, về đội ngũ giáo viên hai tỉnh liền kề này đều từ nhữnglò: trường Cao đẳng Quảng Ngãi và Đại học sư phạm Qui Nhơn mà ra cả.Coi như trình độ giáo viên tương đương nhau. Thế mà tại sao, trongnhiều năm liền kết quả học tập, và kết quả thi tốt nghiệp THPT và đạihọc, cao đẳng, đem ra đọ, thì bao giờ Bình Định cũng bỏ xa Quảng Ngãiđến mấy chục bậc ( Qua bảng so sánh thống kê của Bộ giáo dục). Học sinhBình Định học hơn học sinh Quảng Ngãi, bởi học sinh có ý thức tự học,tự rèn luyện tốt hơn, bởi công tác quản lí dạy học thêm của giáo dụcBình Định nghiêm túc, chặt chẽ hơn giáo dục Quảng Ngãi. Học sinh BìnhĐịnh ít đi học thêm, học kèm hơn và có điều kiện tự học cao hơn và họhơn Quảng Ngãi là lẽ hợp lôgic. Có nhiều người trong ngành, ủng hộquyết định cấm dạy học thêm trên mọi hình thức, sẽ chấm dứt được nhiềuhệ lụy, chất lượng giáo dục sẽ khá lên, học sinh đỡ áp lực về thờigian, công sức, vừa có điều kiện tự học ở nhà. Chúng tôi cũng có niềmtin như thế.

Tâm lí thực dụng gây ra nhiều tác động tiêu cực

Vâng, tâm lí thực dụng của xã hội đang chế ngự, chi phối chất lượnggiáo dục nhà trường, ảnh hưởng đến hình thành nhân cách và tri thứctoàn diện cho đối tượng học sinh phổ thông. Nhiều phụ huynh bây giờkhông còn mấy phấn khởi, tự hào khi biết con em mình làm cán bộ lớp,hoạt động đội, đoàn, văn thể, đi tham gia hoạt động ngoài ngoài giờ lênlớp, hướng nghiệp nghề.... Họ nghĩ rất “thiết thực” rằng những côngviệc, hoạt động ấy là thứ vô tích sự, mất thời gian, ảnh hưởng đếnchuyện học hành của con em. Thật sự, nhiều em rất thích tham gia, đónggóp cho hoạt động, phong trào mang tính tập thể, xã hội. Nhưng lại bịcha mẹ cấm đoán, đành tháo lui trong niềm ấm ức, tiếc nuối.

Mong mỏi con em mình chăm chỉ học tập, thi đậu, đỗ đạt, đấy là điềutốt. Song giáo dục nhà trường, đâu chỉ có học văn hóa không, mà còn có nhiều hình thức, hoạt động giáo dục khác, rất cần cho hành trang củatrẻ khi học lên cấp trên và bước vào đời. Tâm lí thực dụng của phụhuynh, của xã hội là tác nhân xô đẩy các em đến chỗ có lối sống khépkín, ít giao tiếp, thiếu quan tâm đến đời sống cộng đồng, thiếu nhữnggiá trị nhân văn, chỉ thiên về vui chơi, hưởng thụ... Hình thành nhữnglớp học sinh, sinh viên, thanh niên nghèo nàn, phiến diện về những hiểubiết xã hội, về kĩ năng, thái độ sống tích cực, đúng đắn.

Đợt khảo sát mới nhất do Bộ GD & ĐT phối hợp với Viện Khảo thí Giáodục Hoa Kỳ, trong 59 trường ĐH được khảo sát, và cuộc điều tra của BộLĐ - TB & XH về khả năng vận dụng kiến thức vào công việc nghềnghiệp, môi trường lao động của sinh viên, học sinh ta, thì cho ngaynhững con số, kết quả không mấy khả quan, hạn chế nhiều thứ. Kể cả việchọc tập các môn văn hóa ở nhà trường phổ thông hiện nay, nhất là bậcTHPT, nhiều học sinh đã có biểu hiện, thái độ, tư tưởng học lệch lạc,phiến diện. Các em cho hay, vì tính thực dụng, chủ yếu tập trung vàocác môn tự nhiên để thi đại học, mà xếp các môn xã hội: văn, sử, địa,các môn không bao giờ liên quan đến thi cử như: giáo dục công dân, côngnghệ, kỹ thuật... vào hàng thứ yếu, không để tâm học hành nghiêm túc,chỉ học với tính chất đối phó, đến giờ đó thì đem bài tập Toán, Lý ralàm, khi “nước đến chân” mới nháo nhào tìm kiếm tài liệu, để chép, ônthi. Học theo kiểu “mì ăn liền” thì làm sao có kiến thức vững chắc, thicử làm sao có được điểm tốt?

Chương trình phân ban, mục tiêu của nó là tạo điều kiện cho học sinhphát huy sở trường, thế mạnh của các em ở những môn có khả năng họctốt, học giỏi. Thời gian, số tiết các môn chọn theo ban có phần đượctăng cường, nhiều lên. Chứ không có nghĩa là học phân ban, là bỏ luôncác môn khác, không thuộc ban mình như nhiều học sinh đang thực hiện.Làm méo mó, biến dạng đi mục tiêu của Chương trình phân ban.

Tình trạng học sinh yếu kém, tù mù, hụt hẫng trầm trọng về kiến thức xãhội, kỹ năng sống, cái chính là do lỗi các em, lỗi phụ huynh. Là hệ quảtất yếu của tính thực dụng đã lan rộng, ăn sâu, bám chặt. Để thay đổiđược nó không thể một sớm, một chiều, đòi hỏi có quá trình, với cácbiện pháp đồng bộ, phối kết hợp từ xã hội, đến nhà trường, phụ huynh vàbản thân học sinh. Chống học lệch, khuyến khích phong trào học toàndiện, hiểu biết sâu rộng cần được cổ súy, tuyên truyền, tác động mạnhmẽ trong học sinh, trong phụ huynh.Mục tiêu “học để thi đại học” tồntại lâu nay trong giáo dục, phụ huynh, học sinh ta, cần được thay thếbằng mục tiêu “học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và họcđể tự khẳng định mình”, mang tính toàn diện, sâu sắc hơn mà nhiều nềngiáo dục trên thế giới đang hướng tới.
Theo Thanh Bình
(Dân Trí)
Về Đầu Trang Go down
 
'Thủ phạm' làm hại tư duy học sinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Coi bói theo ngày sinh
» KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
» Tuyển sinh lớp 10 trường chuyên đại học Khoa Học- Huế

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
†♂-♀-9/8 Forever-♀-♂† :: STUDY :: Bí Quyết-
Chuyển đến