†♂-♀-9/8 Forever-♀-♂†
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

†♂-♀-9/8 Forever-♀-♂†

Diễn đàn tập thể a8
 
Trang ChínhTrang Chính  ShareShare  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tạo bài viết mới Chương III: Thời kì giả kim thuật

Go down 
Tác giảThông điệp
sandorela
Demons
Demons
sandorela


Nữ
Aries
Rat
Tổng số bài gửi : 149
Join date : 21/07/2010
Age : 28

Tạo bài viết mới Chương III: Thời kì giả kim thuật  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tạo bài viết mới Chương III: Thời kì giả kim thuật    Tạo bài viết mới Chương III: Thời kì giả kim thuật  I_icon_minitime20/11/10, 05:01 pm

(Từ thế kỉ thứ 4 đến đầu thế kỉ 16)

Giả kim thuật là danh từ dịch từ chữ “alchimi”, mà người Ả Rập sau khi xâm chiếm Ai Cập giữa thế kỉ thứ 7, đặt ra bằng cách lắp tiền tố “al” của Ả Rập vào từ chimi để chỉ thứ “tiền hóa học” ngự trị trong thời kì trung cổ ở châu Âu (từ thế kỉ thứ 2 đến thế kỉ thứ 16).


Mục đích chủ yếu của giả kim thuật là tìm hòn đá thần bí biến đổi các kim loại thường thành vàng. Do vậy có thể tạm định nghĩa hóa học ở thời kì này là “nghệ thuật biến đổi các kim loại thành vàng”, nhờ hòn đá “thần bí”. Sau đó người ta còn thêm yêu cầu tìm ra thuốc thần bí truyền cho con người sức khỏe, sự trẻ trung, tính bất tử.

Tại sao lại có mục đích tha thiết viển vông, tìm cách biến các kim loại thành vàng? Nguyên nhân là do thời trung cổ, ở châu Âu có chế độ xã hội phong kiến phân tán, có sự buôn bán phát triển khá rộng rãi giữa châu Âu và phương Đông, nhưng vì giao thông khó khăn, đường xa đầy nguy hiểm nên cần vàng là vật liệu quý và nhỏ dễ mang theo để dùng làm vật trao đổi tương đương. Yêu cầu có nhiều vàng định hướng nghiên cứu cho các nhà giả kim thuật tìm “ngọc thần bí” có khả năng biến đổi một kim loại bất kì thành vàng. Cơ sở lý thuyết của giả kim thuật là quan niệm của Aritxtôt chuyển hóa được chất này thành một chất khác, kim loại này thành kim loại khác.

Về nguồn gốc giả kim thuật, còn có thể kể thêm lòng tham lam của con người muốn có nhiều vàng để tạo cho mình một cuộc sống đế vương về vật chất, tham vọng bản thân sống luôn luôn khỏe mạnh, luôn luôn trẻ trung, sống đời cùng người thân mà không bao giờ có cảnh biệt ly.

Giả kim thuật có một số đặc điểm như sau:
1. Hoạt động bí mật khép kín, có khuynh hướng tà thuật, không biết gì đến phương pháp khoa học.
2. Sử dụng những kí hiệu thần bí và một ngôn ngữ rối rắm cố ý. Truyền các kinh nghiệm cho nhau theo một đường lối tin cậy mù quáng không cần cơ sở gì, có sự kiểm tra gì.
3. Độc quyền nghiên cứu, nắm trong tay đám giáo sĩ tôn giáo là những người nắm văn học, khoa học, trong xã hội thời bấy giờ.

Nhìn tổng quát, giả kim thuật có nguồn gốc Hi Lạp – Ai Cập. Nó được Ả Rập tiếp thu khi đến xâm chiếm Ai Cập giữa thế kỉ thứ 7 rồi đem truyền bá dần sang Tây Âu khi xâm chiếm Tây Ban Nha đầu thế kỉ thứ 8 (năm 711).

Giả kim thuật đã phát triển theo 3 giai đoạn là:
- Giả kim thuật ỏ Ai Cập thuộc Hi Lạp, từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 7.
- Giả kim thuật trong giới Ả Rập, từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 13.
- Giả kim thuật trong thiên chúa giáo Tây Âu, từ đầu thế kỉ thứ 13 đến đầu thế kỉ thứ 16.

1. Giả kim thuật ở Ai Cập thuộc Hi Lạp
(từ thế kỉ thứ 4 đến giữa thế kỉ thứ 7)

Các nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:

Zôsime: đã trình bài cách “cố định thủy ngân” (hóa rắn thủy ngân) cách chế nước thánh cho nghệ thuật điều chế vàng…

Hecmet ba lần vĩ đại (Hermès Trismégiste) sống vào khoảng đầu công nguyên, nhiều tài liệu viết “đóng kín”mang tên ông và số lượng quá nhiều, mấy thế kỉ sau công nguyên còn xuất hiện. Người ta nghi ngờ, tìm hiểu kĩ, nhận ra trong đó còn thứ cóp nhặt giả tạo.

Ai Cập thuộc Hi Lạp, không có kiến thức gì khác mới đáng chú ý.

2. Giả kim thuật trong giới Ả Rập
(từ giữa thế kỉ thứ 7 đến đầu thế kỉ thứ 13)

Các quốc vương Ả Rập có đặc điểm vừa nắm chính quyền lẫn thần quyền. Sau khi xâm chiếm Ai Cập, họ theo gương chính quyền trước ở Ai Cập tích cực bảo trợ khoa học và nghệ thuật, thu hút tập trung các nhà bác học, khi đến Tây Ban Nha, người Ả Rập xây dựng vương quốc Coocđu (Cordoue) độc lập làm thành một trung tâm văn minh Ixlam, thành lập Trường Đại Học Coocđu có thư viện lớn nhất thời bấy giờ chứa 250.000 sách, giảng dạy các môn triết học, toán, thiên văn, chiêm tinh, y học, giả kim thuật,… tổ chức dịch nhiều tài liệu cổ điển Hi Lạp sang tiếng Ả Rập. Người Ả Rập chú trọng nhiều nghiên cứu y học, dược học, tìm, chế biến nhiều thuốc chữa bệnh.


Các nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là Ghebe (Geber), khoảng 750-840, sống vào thời kì thịnh vượng nhất của đế quốc Ả Rập. Ông được coi là ông tổ của giả kim thuật Ả Rập. Các công trình chính của ông nói về tóan học, y học, giả kim thuật. Geber thêm vào Thuyết nguyên tố của Aritxtôt 2 nguyên tố mới là thủy ngân và lưu huỳnh để giải thích sự cấu tạo nên kim loại. Theo ông, các kim loại được cấu tạo từ sự kết hợp của thủy ngân với lưu huỳnh theo những tỉ lệ khác nhau; vàng là kim loại hoàn thiện nhất, có tỉ lệ kết hợp giữa thủy ngân và lưu huỳnh là tốt nhất. Đây là một đóng góp thêm của giả kim thuật về mặt lý thuyết cho hóa học thời bấy giờ. Trong các công trình của ông lần đầu tiên xuất hiện các danh từ alcati, vitriol, alcohol, alembic, sự mô tả rõ ràng các lò, các thiết bị dùng trong các phòng nghiên cứu, cách chế biến chưng cất, kết tinh, thăng hoa… Cách điều chế và tinh chế các kim loại, cách điều chế axit từ dấm…

Số tài liệu được coi là của ông viết để lại quá nhiều, còn tiếp tục được xuất bản trong nhiều thế kỉ sau nhưng thực ra có nhiều tác giả không phải là của ông.

Razet (Rhasès), 860-940. Ông có 2 quyển sách nổi tiếng nhất: “Sách về những bí mật”, “Sách về bí mật của những bí mật”. Ông thêm nguyên tố muối làm thành phần thứ 3 trong cấu tạo kim loại. Ông nói đến nhiều kĩ thuật chế biến, nhiều dụng cụ thí nghiệm (lò nung, bình cổ cong, bình kết tinh,…), nhiều hóa chất. Ông đã mô tả phương pháp dùng vôi sống để loại nước ra khỏi cồn, thứ cồn lần đầu tiên được chế bằng chưng cất rượu nho.

Avixen (Avicenne), 980-1036 là nhà khoa học Ả Rập lớn cuối cùng, nghiên cứu triết học, toán, thiên văn, y học, giả kim thuật, nhưng hoạt động nhiều trong lĩnh vực y học. Công trình chính là sách “Quy tắc của khoa y học” – có đề cập đến nhiều chất vô cơ, hữu cơ, và chiếm vị trí độc tôn về y học của Châu Âu suốt thời kì trung cổ.
3. Giả kim thuật ở Tây Âu Thiên Chúa Giáo
(từ đầu thế kỉ thứ 13 đến đầu thế kỉ 16)

Văn hóa Ả Rập, từ Tây Ban Nha và Italia, xâm nhập ngày càng nhiều và mật thiết vào văn hóa thiên chúa giáo Châu Âu. Bắt đầu từ thế kỉ 12, giả kim thuật xâm nhập vào các nước Pháp, Đức, Anh qua các bản dịch tài liệu giả kim thuật từ tiếng Ả Rập sang tiếng La tinh, và được phổ biến rỗng rãi đến mức chẳng bao lâu giả kim thuật lan truyền khắp Châu Âu, như một bệnh truyền nhiễm! Nên nhớ rằng, thời bấy giờ Châu Âu có một thuận lợi lớn về tổ chức xã hội: nhiều thành phố ít lệ thuộc vào các chúa phong kiến, đẫ được tự trị nên tự do hơn. Đã xuất hiện những hội buôn lớn, ở các thành phố lớn đã thành lập các trường đại học dân sự khác với các trường tu viện, các trường đại học kiểu mới này dạy nhiều nghề khác nhau và có quyền tự trị như các công xưởng thủ công… Do quyền lợi về chính trị và kinh tế ở thành phố nhiều hơn, hoạt động về tinh thần trở nên sôi nổi hơn, và nhu cầu học tập của thanh niên thuộc giới thợ thủ công và giới thương nhân cũng tăng lên. Có thể kể Đại học Bôlônha ở Italia (1119), Đại học Pari ở Pháp (1200),…


Thời thịnh vượng nhất của giả kim thuật ở Châu Âu là vào các thế kỉ thứ 13 và 14. Lúc này nhà thờ thiên chúa giáo chiếm độc quyền văn hóa và nghiên cứu khoa học, trực tiếp là các tăng lữ, trong các phòng kín đọc sách, ghi chép, nghiên cứu, viết về các khoa học tự nhiên, đặc biệt chú ý đến môn giả kim thuật. Từ thế kỉ 15, tuy số môn đồ giả kim thuật Châu Âu vẫn tăng nhưng họ chỉ nhằm điều chế vàng nên giả kim thuật suy tàn dần không còn hi vọng gì tồn tại…

Những nhà giả kim thuật có tên tuổi nhất trong giai đoạn này là:

Anbe Lơgrăng (Albert Legrand), 1193-1280, là nhà giả kim thuật người Đức có ảnh hưởng lớn nhất. Sách của ông trình bày các thuyết, phần lớn lấy của Aritxtôt, phần thì lấy của người Ả Rập, ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm quan trọng ái lực hóa học, nêu ra những thuận lợi của các phương pháp tách (chưng cất, chưng cách thủy, thăng hoa,…), mô tả kĩ các thiết bị… Ông đã dùng lửa để kiểm tra các mẫu vàng, bạc của các nhà giả kim thuật điều chế ra, và kết luận vàng, bạc đó đều là giả.

Rôgiơ Bêcơn (Roger Bacon), 1220-1292, là một nhà giả kim thuật người Anh, được mệnh danh là “tiến sĩ kì diệu” (doctor mirabilis) do có những khả năng xuất sắc. Bêcơn có một trình độ vượt trình độ thời bấy giờ” ông cho tóan học có vị trí cơ bản trong các khoa học, một khoa học nào muốn tiến bộ phải biết kết hợp thí nghiệm với các phương pháp tóan học. Theo ông có hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp lập luận trừu tượng và phương pháp thí nghiệm cụ thể; phương pháp thí nghiệm quan trọng vô cùng, vì nó cần thiết để kiểm tra những lập luận trừu tượng không đủ tin cậy.

Bêcơn học ở Ôcpho (Oxford) nước Anh, tại Pari nước Pháp đỗ tiến sĩ, về ở tu viện Coocđơliê (Cordeliers) tại Pari ông bắt đầu nghiên cứu khoa học và làm giả kim thuật. Ông có tư tưởng tiến bộ chống lại triết học kinh viện nên bị các giáo phái nghi ngờ, tìm cách trù dập, đuổi đi, bắt giam, hành hạ, khủng bố nhiều năm, đến tàn tật khi ông được trả tự do. Sách “Tấm gương giả kim thuật” của ông trở thành sách giáo khoa thực hành, cho nhiều thế hệ nhà giả kim thuật sau này.

Các đại diện giả kim thuật của Pháp là: Vanhxăng đơ Bôve (Vincent de Beauvais) …-1260, Xanh Tôma Đacanh (Saint Thomas d’ Aqin), 1225-1274, và của Tây Ban Nha là Acnôn đơ Vinlơnơvơ (Arnauld de Villeneuve), 1240-1319, Raymông Luyn (Raymond Lulle), 1235-1315, cả hai đều vừa là bác sĩ, vừa là nhà giả kim thuật.



Lò chưng cất
Chúng ta hãy đánh giá công minh xem, giả kim thuật đã có đóng góp gì có ích cho hóa học. Nhìn chung đó là một trào lưu đã kìm hãm sự phát triển của hóa học trong một thời gian quá dài! Nó chạy theo một mục đích mơ hồ, gây lãng phí quá lớn về lao động trí óc và chân tay, về khối lượng của cải vật chất so với kết quả thu được cho hóa học, tuy vậy có cũng có sự đóng góp thực tế đáng kể như sau:

- Tập hợp được nhiều hiểu biết thực tế trong phòng thí nghiệm, hoàn thiện nhiều kĩ thuật trong phòng thí nghiệm (nung, chưng cất, hòa tan, lọc, bay hơi, kết tinh, thăng hoa,…).
- Phát hiện được nhiều chất mới: kim loại (Bi, Zn), muối (Hg, NH4+,…), các axit vô cơ H2SO4, HCl, HNO3, nước cường thủy (đây là một thành tích quan trọng). Đã phân biệt được chất kiềm bay hơi NH4OH với chất kiềm không bay hơi Na2CO3, phân biệt được 2 cacbonat Na2CO3 và K2CO3.

Ở Châu Âu, thế kỉ 15, bắt đầu xuất hiện sự chuyên môn hóa những ngành sản xuất nhỏ axit, kiềm, muối, dược phẩm và một số chất hữu cơ phục vụ các ngành thủ công, nghiên cứu khoa học bằng thủ công trong những công xưởng, phòng thí nghiệm.

Đóng góp nhiều là các nhà giả kim thuật Ả Rập. Phần đóng góp thiết thực của giả kim thuật sẽ giúp ích vào sự phát triển của hóa học ở thời kì hóa y học và hóa kỹ thuật.

>>hoahoc24h.violet.vn
Về Đầu Trang Go down
 
Tạo bài viết mới Chương III: Thời kì giả kim thuật
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chương II: Thời kì cổ đại
» Chương I: Sự phân chia các thời kì lớn của lịch sử hóa học
» Thời gian nào tiếp thu bài tốt nhất?
» Bản sắc Việt Nam
» Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
†♂-♀-9/8 Forever-♀-♂† :: Other :: Tìm hiểu :: Khoa học và đời sống-
Chuyển đến